A.
KẾ HOẠCH KIỂM THỬ
I. Định Nghĩa: Một kế hoạch kiểm thử dự
án phần mềm (test plan) là một tài liệu mô tả các mục tiêu, phạm vi, phương
pháp tiếp cận, nguồn tài nguyên, lập lịch và tập trung vào trọng tâm kiểm
thử phần mềm. Nó xác định các thành phần kiểm tra, các tính năng để được kiểm
tra, các nhiệm vụ kiểm tra, những người sẽ làm mỗi công việc, xác định rủi
ro và với mỗi rủi ro đòi hỏi phải lập kế hoạch dự phòng.
àKế hoạch kiểm thử giúp những người tham gia dự án
có được thông tin chính xác và nhất quán về phạm vi, nhiệm vụ, thời
hạn và phân chia công việc.
à Quá trình chuẩn bị test
plan là một cách hữu ích để suy nghĩ tới những nỗ lực cần thiết để xác nhận khả
năng chấp nhận một sản phẩm phần mềm. Các tài liệu đã hoàn thành sẽ giúp mọi
người bên ngoài nhóm test hiểu được 'tại sao' và 'như thế nào' chấp nhận sản phẩm.
Nó cần phải hoàn hảo đủ để dùng được nhưng không đủ hoàn hảo vì không ai bên
ngoài nhóm test sẽ đọc nó..
II. Các Thành
Phần Của Một Kế Hoạch Kiểm Thử: sau
đây là một số hạng mục có thể được bao gồm trong một test plan, tùy thuộc vào từng
dự án cụ thể:
1.Tiêu đề của kế hoạc kiểm thử
2. Xác định version và release của phần mềm
3. Lịch sử thay đổi của tài liệu bao gồm: tác giả, ngày tháng, nội dung
4. Phụ lục
5. Mục đích của tài liệu và các ý kiến đóng góp
6. Mục tiêu của việc kiểm thử
7. Tổng quát về phần mềm kiểm thử
8. Các tài liệu liên quan như: Yêu cầu, tài liệu thiết kế, các kế hoạch kiểm thử khác…
9. Các tiêu chuẩn hoặc là những yêu cầu pháp lý
10. Yêu cầu về nguồn gốc,xuất xứ
11. Quy ước liên quan hoặc đặt ra các quy ước: đặt tên, cấu trúc…
12. Tổng quát về tổ chức của dự án, con người, thông tin liên lạc
13. Tổ chức nhân viên kiểm thử, liên lạc, trách nhiệm
14. Phân tích các nguy cơ của dự án
15. Độ ưu tiên và trọng tâm của công việc kiểm thử
16. Phạm vi và giới hạn viêc kiểm thử
17. Đề cương kiểm thử – chiến lược kiểm thử, phương pháp, áp dụng cho từng tính năng, quy trình con của hệ thống
18. Xác định dữ liệu đầu vào, giá trị biên, các lớp liên quan và giá trị đầu ra
19. Môi trường kiểm thử: Phần cứng, hệ đều hành, các phần mềm cần thiết khác, cấu hình, dữ liệu, giao diện tương tác với các hệ thống khác
20. Các vấn đề thiết lập và cấu hình môi trường thử nghiệm
21. Quá trình chia nhỏ phần mềm
22. Quá trình quản lý cấu hình phần mềm
23. Chuẩn bị và cài đặt dữ liệu kiểm thử
24. Chuẩn bị và cài đặt cơ sở dữ liệu kiểm thử
25. Chuẩn bị hệ thong log bug, các công cụ hỗ trợ trong quá trình kiểm thử
26. Xác định các công cụ, phần mềm, công cụ chuyên về theo dõi, xác định nguyên nhân, nguồn gốc gây ra lỗi
27. Xác định test tự động - tổng quan và cụ thể
28. Các công cụ test tự đông được sử dụng gồm version và bản vá lỗi
29. Quản lý kịch bản kiểm thử / code kiểm thử và phiên bản của chúng
30. Theo dõi và giải quyết các vấn đề xảy ra bao gồm các công cụ và quy trình
31. Tiêu chuẩn chất lượng được sử dụng
32. Quy định về báo cáo, cuộc họp, tiến độ công việc
33. Đình chỉ kiểm tra và các tiêu chuẩn để kiểm tra lại
34. Phân phối nhân sự
35. Đào tạo nhân viên, training cho nhân viên
36. Trang web thử nghiệm
37. Tổ chức kiểm tra bằng bên thứ 3: mục đích, tổ chức, phân phối, lien lạc và phối hợp
38. Các vấn đề liên quan sở hữu , phân loại, bảo mật, và cấp giấy phép.
39. Các vấn đề mở
40. Phụ lục - thuật ngữ , từ viết tắt , ...
III. Các Thành Phần Chính Của Kế Hoạch Kiểm Thử:
1. Purpose(Mục tiêu)
2. Scope(Phạm vi)
3. Test Approach(Chiến
lược kiểm thử)
4. Enter Criteria(Tiêu
chuẩn đầu vào)
5. Resources(Tài
nguyên)
6. Tasks /
Responsibilities(Công việc và trách nhiệm)
7. Exit Criteria(Tiêu
chuẩn đầu ra)
8. Schedules /
Milestones(Lập lịch và mốc công việc)
9. Hardware / Software
Requirements(Phần cứng và phần mềm cần thiết)
10. Risks &
Mitigation Plans(Nguy cơ và kế hoạch dự phòng)
11. Tools to be used(Tool
được sử dụng)
12. Deliverables
13. References(Tài liệu
tham khảo)
a. Procedures(Thủ tục)
b. Templates(Mẫu)
c. Standards/Guidelines(Tiêu chuẩn /
Hướng dẫn)
d. Project related documents ( Các tài liệu liên quan đến dự án SRS, …)
14. Annexure(Phụ lục)
15. Sign-Off(Phần kết)
Nhận xét