Positive thinking
I. Tại sao ta cần phải suy nghĩ Lạc quan - tích cực?
Suy nghĩ lạc quan - tích cực:
“Bạn càng tích cực và lạc quan thì bạn sẽ càng được hạnh phúc hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc đời.”
_ Tư duy tích cực mang lại sự sảng khoái tinh thần và năng suất cao trong công việc.
Những ý nghĩ bi quan - tiêu cực:
“Tư duy yếm thế dẫn đến sự ốm yếu tinh thần và hiệu suất sút giảm”
_ Làm bạn giảm sức lực và khiến bạn cảm thấy yếu đuối hơn, ít tự tin hơn.
_ Bất cứ khi nào bạn nói hay nghĩ một điều tiêu cực thì bạn lại sụt giảm sức lực. Bạn cảm thấy nản lòng và buồn bực. Về lâu dài, tư duy bi quan - tiêu cực có thể làm bạn đau yếu, thậm chí làm hỏng các mối quan hệ.
Suy nghĩ lạc quan
|
Suy nghĩ bi quan
|
Chuyện này thỉnh thoảng mới có thôi.
Không hẳn là sẽ như thế này mãi
|
Sẽ mãi như thế này thôi, không tiến triễn gì được
|
Nếu cố gắng chắc chắn mình sẽ làm được.
|
Chỉ mình thôi chắc không làm được.
|
(Khi chờ đợi ai đó quá lâu) - Đã đến giờ rồi mà vẫn còn chưa xong, chắc là bạn ấy đang có khó khăn gì đây.
|
(Khi chờ đợi ai đó quá lâu) - Đã đến giờ rồi mà vẫn còn chưa xong, không biết đợi tới khi nào đây!!!
|
Nỗ lực của mình sẽ được đền đáp
|
Làm cũng vậy, cố gắng cũng có được gì đâu.
|
Dù quá khứ có ra sao thì mình vẫn còn tương lại phía trước.
|
Quá khứ của mình không được tốt như vậy thì ai còn chấp nhận mình nữa.
|
...
|
...
|
II. Tầm quan trọng của suy nghĩ Lạc quan - tích cực?
_ Sự loại bỏ những cảm xúc tiêu cực có hại là bước quan trọng nhất bạn phải thực hiện để có được sự khỏe mạnh và hạnh phúc.
_ Mỗi khi bạn hoàn toàn kiểm soát được những ý nghĩ của mình, và giữ cho chúng được lạc quan, tích cực, thì chất lượng cuộc sống nội tâm và bên ngoài của bạn được cải thiện hơn.
_ Khi không có những cảm xúc tiêu cực, thì tâm hồn bạn tự động đầy những cảm xúc lạc quan tích cực tạo ra những cảm giác hạnh phúc và tràn đầy.
III. Những phương pháp giúp chúng ta có suy nghĩ lạc quan:
1. Dành thời gian với những người lạc quan.
2. Chịu trách nhiệm với cách ứng xử của bạn, biết chấp nhận lỗi.
3. Cống hiến cho cộng đồng.
4. Đọc những bài viết truyền cảm hứng và tích cực.
5. Nhận biết và loại trừ suy nghĩ bi quan.
6. Làm việc hướng tới mục tiêu.
7. Phân tích hậu quả của việc bi quan.
8. Khen người khác.
9. Tạo một danh sách biết ơn mỗi ngày.
10. Quan tâm bản thân.
Báo cáo - liên lạc - thảo luận
What? - Cái gì
When? - Khi nào
Who? - Ai
Where? - Ở đâu
Why? - Tại sao
How? - Cách nào
I. NHẬN CHỈ THỊ:
1. Lắng nghe:
2. Xác nhận thông tin
3. Ghi chú
II. BÁO CÁO:
1. Định nghĩa:
Nhân viên thông báo lại kết quả của những chỉ thị hay mệnh lệnh của cấp trên.
2. Nội dung:
_ Ngắn gọn, Đầy đủ, Dễ hiểu
_ Báo cáo quan trọng phải tiến hành nhanh.
_ Tránh vòng vo rồi mới đưa ra kết luận (nên đưa ra kết quả rồi mới giải thích sau.)
_ Phân biệt rõ ràng “sự thật” với “ý kiến” suy đoán của mình.
_ Phải thường xuyên báo cáo
_ Báo cáo sớm về lỗi, sự cố.
_ Hướng giải quyết vấn đề đang gặp phải: đang xử lý như thế nào, xử lý đến đâu…. Nếu có nhiều hướng giải quyết thì báo cáo lại để cấp trên lựa chọn hướng giải quyết tốt nhất, và cả nhóm sẽ theo hướng giải quyết đó.
_ Việc xảy ra không thuộc phạm vi quản lý của mình thì mình cần báo cáo lại người liên quan.
3. Báo cáo cho ai:
_ Báo cáo trực tiếp cho người đưa ra chỉ thị.
_ Báo cáo gián tiếp cho người có liên quan (CC:)
_ Báo cáo cho người có khả năng đưa ra quyết định trong trường hợp người đưa chỉ thị vắng mặt.
4. Tầm quan trọng của báo cáo:
a. Khi không báo cáo:
_ Khi thực hiện một project, nếu chúng ta không báo cáo thì người đưa chỉ thị, hay người quản lý deadline sẽ không nắm rõ được tiến trình làm việc của chúng ta, khi đó sẽ gây ra một số vấn đề như sau:
_ Không biết người thực hiện đã làm được tới đâu? có kịp deadline hay không?
_ Trong quá trình làm có gặp vấn đề gì không? nếu vấn đề phát sinh thì việc chỉnh sửa có kịp deadline hay không?
_ Có nhiều việc khác cần người thực hiện, nếu không báo cáo thì rất khó sắp xếp những task còn lại.
_ Nếu báo cáo quá trễ (cận deadline) sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng:
+ Không xử lý kịp nếu có vấn đề xảy ra.
+ Ảnh hưởng rất nhiều người khác có trong hệ thống, họ có thể đang chờ đợi kết quả để thực hiện thao tác tiếp theo, nếu không báo cáo thì sẽ rất khó biết được việc đã giao có thể hoàn thành được hay không.
b. Khi báo cáo:
_ Tạo tâm lý yên tâm cho cấp trên: mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, ...
_ Nếu có vấn đề gì thì sẽ có thời gian giải quyết:
+ Nếu deadline không gấp quá thì có thể để tự giải quyết.
+ Nếu deadline quá ngắn thì sẽ tìm người hỗ trợ.
+ Nếu nhiệm vụ quá khả năng thì sẽ đổi người hoặc thay đổi deadline cho phù hợp.
_ Nếu vấn đề có thể giải quyết sớm, cấp trên sẽ chuẩn bị thêm task mới, hoặc nhờ hỗ trợ các bạn khác trong nhóm.
III. LIÊN LẠC:
1. Định nghĩa:
Thông báo những thông tin cần thiết tới những người có liên quan làm việc.
2. Nội dung:
_ Ngắn gọn, Đầy đủ, Dễ hiểu
_ Liên lạc nhanh chóng những thông tin liên quan.
_ Không dùng từ ngữ khó hiểu khi liên lạc.
_ Ý thức về thứ tự khi liên lạc (Vấn đề quan trọng nói trước, ít quan trọng nói sau)
_ Truyền đạt những vấn đề liên quan không bỏ sót.
3. Đối tượng liên lạc
_ Liên lạc với những người liên quan.
+ Giữa nhân viên với sếp: 1 - 1
+ Giữa sếp với các nhân viên: 1 - n
+ Giữa các nhân viên với nhau: n - n
IV. THẢO LUẬN:
1. Định nghĩa
Nhờ sự trợ giúp của nhân viên hay cấp trên khi phân vân và muốn tham khảo ý kiến của họ.
2. Nội dung
_ Nếu có thắc mắc, có vấn đề cần trao đổi, thì thảo luận.
_ Khi thảo luận tránh nói “đã hiểu” khi chưa thức sự nắm chắc vấn đề.
_ Chuẩn bị kỹ nội dung cần thảo luận.-
_ Không xử lý sự việc một mình khi làm nhóm, vì để cả nhóm cùng nắm được vấn đề và có thể sẽ có giải pháp phù hợp hơn.
3. Đối tượng thảo luận
_ Thảo luận với cấp trên.
_ Thảo luận trong nhóm
Chú ý:
Báo cáo – Liên lạc – Thảo luận không phải lúc nào cũng tuân theo trình tự các bước, mà có thể linh hoạt áp dụng. Có thể đơn giản, khi gặp vấn đề, bạn báo cáo ngay cho nhóm trưởng, đưa cách giải quyết, nếu hợp lý, nhóm truởng đồng ý, bạn giải quyết vấn đề đó luôn. Hay chính trong khi báo cáo, bạn và nhóm trưởng trao đổi, đó cũng chính là bàn bạc. Và có thể ngay trong khi báo cáo, bạn đã đồng thời cho các bên liên quan biết qua báo cáo của bạn với nhóm trưởng, vô hình chung bạn đã liên lạc với những người đồng đội của bạn trong nhóm.
Trình bày ý kiến với cấp trên một cách thuyết phục!
Quy tắc 5W2H
Quy tắc Whole-part (Whole-part-Whole)
Quy tắc PREP (Point – Reason – Example – Point)
Đào tạo và huấn luyện
I. Đào tạo
1. Định nghĩa:
Việc chỉ dạy cho nhân viên mới trong công việc từ các bước khởi đầu thì gọi là ĐÀO TẠO.
2. Những bước cơ bản của đào tạo
1. What?: Những kỹ năng cần phải học từ giờ là gì?
2. Why?: Tại sao cần học những kỹ năng này?
_ Những điểm có lợi.
_ Những điểm bất lợi
3. How?: Làm như thế nào thì hiệu quả?
4. Do: Thực hiện
5. Feedback: Nhận xét, phản hồi.
II. Huấn luyện
1. Định nghĩa:
Việc kết hợp những điểm yếu, mạnh khi chỉ dạy trong công việc thì gọi là HUẤN LUYỆN.
III. Schedule & test của Đào tạo & Huấn luyện
1. Schedule:
_ Khi thực hiện đào tạo và huấn luyện thì việc lập schedule là rất quan trọng.
_ Cho biết cách thức đào tạo & huấn luyện rõ ràng, theo trình tự.
_ Khi lập schedule thì cần phải theo đúng những gì schedule đã thể hiện, điều này sẽ tập thói quen hoàn thành deadline cho cả các leader.
_ Xem xét schedule cẩn thận trước khi thực hiện, vì có đạt được kết quả tốt hay không còn tùy thuộc vào nội dung của schedule.
2. Test:
_ Kết quả của việc đào tạo & huấn luyện sẽ do bài test quyết định, chúng ta không thể nào đánh giá tốt cho đối tượng nếu đối tượng có kết quả bài test kém.
_ Việc tạo bài test cũng giúp cho đối tượng tự hệ thống lại những gì đã được học.
_ Bài test cũng giúp cho việc đánh giá cũng khách quan hơn.
_ Nội dung bài test nên theo từng giai đoạn: nếu xong một giai đoạn thì nên có một bài test đi kèm sẽ hiệu quả hơn.
Bài test chia làm 2 dạng:
a. báo trước:
Giúp cho đối tượng có thời gian chuẩn bị, sẽ giúp đối tượng tự ôn lại những gì đã được học.
b. không báo trước:
Giúp sàn lọc kỹ năng của các đối tượng.
Nhận xét