Chuyển đến nội dung chính

System test - Kiểm thử hệ thống

Trong quá trình kiểm thử phần mềm, ứng dụng web,...  bạn sẽ có các giai đoạn như:

- Unit test
- Intergration test
- System test
- Acceptance test

Tương ứng với từng giai đoạn phát triển của của hệ thống thì quá trình test cũng sẽ thay đổi tương úng nhằm đảm bảo hệ thống phát triển theo đúng mong đợi của nhà sản xuất và khách hàng



I. Kiểm thử hệ thống ?- Kiểm thử hệ thống kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sau khi tích hợp, nhằm đảm bảo hệ thống đáp ứng các yêu cầu đề ra.



- KTHT kiểm tra cả các hành vi chức năng của phần mềm lẫn các yêu cầu về chất lượng như độ tin cậy, tính tiện lợi khi sử dụng, hiệu năng và bảo mật. Mức kiểm tra này đặc biệt thích hợp cho việc phát hiện lỗi giao tiếp với PM hoặc phần cứng bên ngoài, chẳng hạn các lỗi "tắc nghẽn" (deadlock) hoặc chiếm dụng bộ nhớ. Sau giai đoạn KTHT , PM thường đã sẵn sàng cho khách hàng hoặc người dùng cuối cùng kiểm tra để chấp nhận (Acceptance Test) hoặc dùng thử (Alpha/Beta Test).

-> Đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và tính chính xác, khách quan, KTHT  thường được thực hiện bởi một nhóm kiểm tra viên hoàn toàn độc lập với nhóm phát triển dự án.

II. Tại sao lại phải KTHT
1. Trong quy trình phát triển, thì kiểm thử hệ thống giai đoạn kiểm tra toàn bộ hệ thống
2. Giai đoạn kiểm thử hệ thống đảm bảo hệ thống đáp ứng các yêu cầu về chức năng cũng như phi chức năng( cấu hình yêu cầu kinh doanh)
3. Kiểm thử hệ thống được kiểm thử môi trường giống như môi trường thực để đảm bảo hệ thống chạy được ổn định trên môi trường thật
III. Làm sao để kiểm thử hệ thống ?
Kiểm thử hệ thống gồm nhiều loại kiểm tra khác nhau, trong đó phổ biến nhất :
- Kiểm tra chức năng (Functional Test): bảo đảm các hành vi của hệ thống thỏa mãn đúng yêu cầu thiết kế.

- Kiểm tra khả năng vận hành (Performance Test): bảo đảm tối ưu việc phân bổ tài nguyên hệ thống (ví dụ bộ nhớ) nhằm đạt các chỉ tiêu như thời gian xử lý hay đáp ứng câu truy vấn...

- Kiểm tra khả năng chịu tải (Stress Test hay Load Test): bảo đảm hệ thống vận hành đúng dưới áp lực cao (ví dụ nhiều người truy xuất cùng lúc). Stress Test tập trung vào các trạng thái tới hạn, các "điểm chết", các tình huống bất thường...

- Kiểm tra cấu hình (Configuration Test)

- Kiểm tra khả năng bảo mật (Security Test): bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật của dữ liệu và của hệ thống.

- Kiểm tra khả năng phục hồi (Recovery Test): bảo đảm hệ thống có khả năng khôi phục trạng thái ổn định trước đó trong tình huống mất tài nguyên hoặc dữ liệu; đặc biệt quan trọng đối với các hệ thống giao dịch như ngân hàng trực tuyến.

Nhìn từ quan điểm người dùng, các kiểm tra trên rất quan trọng: bảo đảm hệ thống đủ khả năng làm việc trong môi trường thực.

Lưu ý không nhất thiết phải thực hiện tất cả các loại kiểm tra nêu trên. Tùy yêu cầu và đặc trưng của từng hệ thống, tuỳ khả năng và thời gian cho phép của dự án, khi lập kế hoạch, trưởng dự án sẽ quyết định áp dụng những loại kiểm tra nào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

3Q6S - Tiêu chuẩn chất lượng công ty nhật

+  Ý nghĩa của 3Q6S -          Quality company: công ty tốt -          Quality worker: nhân viên tốt -          Quality Products : sản phẩm tốt -          Seiri : sắp xếp gọn gàng -          Seiton: đặt ngăn nắp, đúng chỗ -          Seiketsu : tinh khiết, sáng sủa -          Seisou: quét dọn sạch sẽ -          Saho : tác phong, hành động đúng -          Shitsuke : kỷ luật, nề nếp     – Lấy các chữ đầu của các mục trên để gọi là 3Q6S.        * Sắp xếp gọn gàng bao gồm ý nghĩa “Phân chia những vật cần thiết và không cần thiết, những vật không cần thiết không đặt ở nơi làm việc...

Tổng quan về solfware testing

Chương 1: Tổng quan về test phần mềm         1.1 Các giai đoạn test         1.2 Định nghĩa về test         1.3 Mục tiêu của test         1.4 Vai trò và nhiệm vụ của Tester. Chương 2: Những yêu cầu cần thiết khi thực hiện test        2.1 Ý nghĩa những tài liệu tester cần hiểu trước khi bắt đầu test        2.2 Hướng test cụ thể trong phần mềm Chương 3: Quy trình test       Sơ đồ tổng quát. Chương 4: Phương pháp test và kỹ thuật thiết kế testcase       4.1 Phương pháp test       4.2 Loại test       4.3 Test case Chương 5: Lỗi phổ biến trong phần mềm và cách Report Bug       5.1 13 lỗi phổ biến trong phần mềm (Bug type).       5.2 Report Bug Template. Chương 6: Test Plan và thế nào là Tester tốt A. TEST PLAN       I. Definitions:   ...

Các testcase cho màn hình login

I. Các thành phần thường có của màn hình login:     1. Logo     2. Username     3. Password     4. Remember Login     5. Submit button      ....... II. Các testcase: Check display when url is wrong Check validate of the code of url Check display of the login page when user enter url is true Check support Enter key for login button Check dislay when group is false Check login with correct username and password Check login with wrong username and password Check login with correct username and wrong password Check login with wrong username and correct password Check login with all empty fields Check login with correct username and empty password Check loginwith empty username and correct password Check when user checked [Remeber password] checkbox Check don't checked [Remeber password] checkbox Check unchecked [Remeber password] checkbox after checked [Remeber password] Check when user checked [Remebe...