Chuyển đến nội dung chính

Clickjacking and X-Frame-Options

I. Clickjacking (còn được gọi là "UI redress attack") là một thuật ngữ diễn tả việc lừa người sử dụng click chuột vào một liên kết nhìn bề ngoài có vẻ "trong sạch" trong các trang web, tuy nhiên qua cú click chuột đó hacker có thể lấy được các thông tin bí mật của người sử dụng hay kiểm soát máy tính của họ. => Kết quả của các cuộc tấn công clickjacking là người dùng có thể bị mất tài khoản, bị lừa thay đổi nội dung của một website (đặc biệt khi người đó có quyền admin), bị lừa click vào các quảng cáo cho hacker, bị chiếm quyền điều khiển máy tính,…

CÁC KIỂU TẤN CÔNG CLICKJACKING
   Clickjacking là một kĩ thuật tương đối mới, và thực tế các nguy cơ bị clickjacking là khá đa dạng. Trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều biến thể của clickjacking được hacker sử dụng.

TƯƠNG TÁC VỚI MỘT FRAME ẨN
   Hacker sẽ tạo ra một trang web, trong đó có chứa một frame ẩn (trong suốt với người dùng) và nội dung hiển thị sẽ lừa người dùng click vào một hoặc một vài điểm nào đó trên website. Khi đó người dùng không hề biết là đang thao tác với một trang web độc hại nằm trong iframe. Và thông qua iframe đó hacker có thể lấy cắp thông tin của người dùng hoặc thực hiện các thao tác khác. - Iframe chứa trang web độc có thể nằm trên toàn bộ hoặc trong một phần website đó, tùy theo cách thức mà hacker đặt ra để lừa người dùng. - Iframe có thể được điều khiển bằng javascript hoặc nằm cố định nhờ CSS. - Iframe có thể nằm dưới hoặc nằm trên (Graphic overlaying) đối tượng lừa người sử dụng click vào.

SỬ DỤNG JAVASCRIPT

   Thông qua JavaScript, Hacker có thể kiểm soát được vị trí con trỏ chuột và các thao tác click chuột của người dùng. Đồng thời có thể thay đổi vị trí của một object bất kì trên trang web, khiến người dùng bắt buộc phải click vào những vị trí chứa những liên kết độc hại nằm trên trang web đó mà không hề hay biết. Từ đó, hacker cũng có thể tạo ra một cuộc tấn công multi-click liền mạch, có nghĩa là sau một số lần click chuột, hacker sẽ ngừng tấn công và trả lạ quyền kiểm soát con trỏ cho người dùng, khiến người dùng không thể nhận ra được. 

TẤN CÔNG QUA LỖ HỔNG PHẦN MỀM 
   Từ phiên bản 10 của Flash, adobe đã fix lỗ hổng camera và microphone có thể khai thác được bằng clickjacking, tuy nhiên nếu người dùng chưa update thì vẫn có thể bị tấn công. Ngoài ra, các phần mềm khác như ActiveX hay MS SilverLight… vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ bị tấn công clickjacking. 

KẾT HỢP CÁC CÁCH TẤN CÔNG TRÊN VỚI CÁC LỖI PHỔ BIẾN NHƯ XSS, CSRF
    Nếu một trang web bị lỗi XSS hay CSRF, hacker có thể sử dụng các cách tấn công trên để lừa người dùng click vào đúng vị trí bị XSS hay CSRF. Qua đó, ta có thể thấy được sự nguy hiểm của clickjacking. 

 II. X-Frame-Options HTTP response header có thể được sử dụng để chỉ ra có hay không cho phép  một trình duyệt nhúng trang  web vào trong  <frame>, <iframe> hoặc <object> của một trang web khác. Các trang web có thể sử dụng điều này để tránh các cuộc tấn công clickjacking, bằng cách đảm bảo rằng nội dung của trang web không được nhúng vào các trang web khác.

Có 3 giá trị tùy chọn để quy đinh X-Frame-Options:
DENY: Không được phép nhúng vào <frame>, <iframe> hoặc <object> của một trang web khác.
SAMEORIGIN: Chỉ được nhúng vào các trang có cùng một nguồn.
ALLOW-FROM uri:  Chỉ được nhúng vào các trang qui định.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

3Q6S - Tiêu chuẩn chất lượng công ty nhật

+  Ý nghĩa của 3Q6S -          Quality company: công ty tốt -          Quality worker: nhân viên tốt -          Quality Products : sản phẩm tốt -          Seiri : sắp xếp gọn gàng -          Seiton: đặt ngăn nắp, đúng chỗ -          Seiketsu : tinh khiết, sáng sủa -          Seisou: quét dọn sạch sẽ -          Saho : tác phong, hành động đúng -          Shitsuke : kỷ luật, nề nếp     – Lấy các chữ đầu của các mục trên để gọi là 3Q6S.        * Sắp xếp gọn gàng bao gồm ý nghĩa “Phân chia những vật cần thiết và không cần thiết, những vật không cần thiết không đặt ở nơi làm việc...

Tổng quan về solfware testing

Chương 1: Tổng quan về test phần mềm         1.1 Các giai đoạn test         1.2 Định nghĩa về test         1.3 Mục tiêu của test         1.4 Vai trò và nhiệm vụ của Tester. Chương 2: Những yêu cầu cần thiết khi thực hiện test        2.1 Ý nghĩa những tài liệu tester cần hiểu trước khi bắt đầu test        2.2 Hướng test cụ thể trong phần mềm Chương 3: Quy trình test       Sơ đồ tổng quát. Chương 4: Phương pháp test và kỹ thuật thiết kế testcase       4.1 Phương pháp test       4.2 Loại test       4.3 Test case Chương 5: Lỗi phổ biến trong phần mềm và cách Report Bug       5.1 13 lỗi phổ biến trong phần mềm (Bug type).       5.2 Report Bug Template. Chương 6: Test Plan và thế nào là Tester tốt A. TEST PLAN       I. Definitions:   ...

Các testcase cho màn hình login

I. Các thành phần thường có của màn hình login:     1. Logo     2. Username     3. Password     4. Remember Login     5. Submit button      ....... II. Các testcase: Check display when url is wrong Check validate of the code of url Check display of the login page when user enter url is true Check support Enter key for login button Check dislay when group is false Check login with correct username and password Check login with wrong username and password Check login with correct username and wrong password Check login with wrong username and correct password Check login with all empty fields Check login with correct username and empty password Check loginwith empty username and correct password Check when user checked [Remeber password] checkbox Check don't checked [Remeber password] checkbox Check unchecked [Remeber password] checkbox after checked [Remeber password] Check when user checked [Remebe...